Bên cạnh đó, phần móng nhà lớp học, nhà hiệu bộ bị sụt lún, biến dạng, gây nguy cơ sụp đổ hoàn toàn các công trình hiện có của nhà trường.
![]() |
140 học sinh của trường phải đi học nhờ |
Theo thầy Sinh, trường Tiểu học Nhi Sơn được xây dựng qua nhiều giai đoạn, dần hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội hỗ trợ xây dựng, đưa vào sử dụng năm 2019.
![]() |
Sân bê tông bị gẫy, sạt |
![]() |
![]() |
Móng của trường học bị lún sâu hơn cả mét |
Thời gian xảy ra sạt lở gần với ngày tựu trường năm học mới. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho các giáo viên và học sinh, nhà trường đã phải đóng cửa, chuyển 140 học sinh sang học tạm tại trường THCS Nhi Sơn.
![]() |
Phần sân trường bị sạt lở nghiêm trọng |
![]() |
Đất đá ở trên đồi sạt xuống trường học |
Ông Mai Xuân Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát cho biết, hiện các Sở, ban, ngành của tỉnh đã lên kiểm tra, đánh giá hiện trạng, đồng thời khảo sát, tìm mặt bằng để xây dựng mới trường ở một vị trí an toàn hơn.
Mường Lát là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, địa bàn xa xôi giáp biên giới.
Lê Dương
Chiều 7/9, cổng trường ở điểm bản Phung (Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng, Văn Bàn, Lào Cai) bất ngờ đổ sập khiến ba em học sinh tử vong tại chỗ. Trong đó, có 1 học sinh mầm non và 2 học sinh tiểu học.
" alt=""/>140 học sinh ở Thanh Hóa phải đi học nhờ do trường bị sạt lởCon trai lớn của cô, anh Chu Văn Thành năm nay 27 tuổi, từ nhỏ đã không được nhanh nhẹn do biến chứng bệnh sởi. Còn con gái cô, em Chu Thị Vân Anh (15 tuổi) mắc chứng thiểu năng trí tuệ.
Tủi cho phận mình vì cả hai con đều không phát triển bình thường giống những đứa trẻ khác, cô Thanh luôn cố gắng chăm sóc các con. “Nghĩ các cháu sinh ra khổ quá vì trí tuệ kém phát triển, thôi thì không mong bằng bạn bằng bè mà chỉ mong các con được khoẻ mạnh. Gia đình tôi cũng xác định cả đời nuôi con rồi”, cô thở dài.
Không được như vợ chồng cô mong đợi, sức khỏe các con không ổn định, tháng nào cũng phải đưa đến bệnh viện điều trị. Tai ương nối tiếp nhau khi cuối năm 2019, anh Thành thường xuyên bị sốt, đau chân tay không co duỗi được. Ban đầu, các bác sĩ nghi nhiễm virus. Sau dịp Tết Âm lịch, anh tức ngực, khó thở, bố mẹ mới đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Các bác sĩ tiến hành hút dịch tràn màng phổi để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, anhThành mắc bệnh Lupus ban đỏ. Đây là căn bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trọng trong cơ thể, dẫn đến việc tính mạng bị đe dọa nếu bệnh trở nặng.
Vừa nhận tin con trai mắc bệnh hiểm nghèo, chưa đầy 2 tháng sau đó, em Vân Anh cũng cảm thấy triệu chứng tương tự. Linh tính chẳng lành, cô Thanh đưa con đi khám thì ngã khuỵu khi hay, con gái cô cũng bị căn bệnh quái ác kia.
Gia đình kiệt quệ
Gia đình cô Thanh vốn sống nhờ vào làm ruộng. Con đổ bệnh, kinh tế vốn khó khăn nay lại suy kiệt trầm trọng.
Để có tiền lo thuốc thang cho các con, cô xin làm thuê cho xưởng gần nhà. Thấy mẹ ngoài 60 tuổi còn đi làm quần quật, anh Thành chảy nước mắt thương mẹ, đòi đi làm thay nhưng sức khỏe quá yếu, anh đành phải ở nhà nằm một chỗ.
Theo bác sĩ, bệnh Lupus ban đỏ hiện chưa có thuốc đặc trị, song có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách. Bệnh Lupus có diễn tiến phức tạp theo từng đợt, ngày càng nặng hơn và gây tổn thương lên khắp các bộ phận quan trọng như thận, tim mạch, thần kinh, hô hấp… Một số trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất là không được điều trị kịp thời.
![]() |
Cả hai con mắc bệnh hiểm nghèo khiến cho kinh tế gia đình suy kiệt |
Đối với bệnh lý này, việc điều trị cũng cần có thời gian và chi phí tốn kém khi hàng tháng phải tái khám lấy thuốc. Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình cô Thanh lại thuộc diện khó khăn ở địa phương.
Thời điểm hiện tại, Vân Anh đang lâm vào tình trạng khá nguy kịch. Nhìn con gái mê man trên giường bệnh, người phù nề, không đi lại được, đi vệ sinh tự do mà không thể nói được, cô Thanh không cầm được lòng.
"Chúng tôi đã phải vay mượn khắp nơi, vừa rồi hết 30 triệu cũng phải vay, gia đình không còn khả năng lo được nữa. Thằng lớn cũng đau vì bệnh, tôi không biết phải xoay sở thế nào", cô nghẹn ngào.
Giờ đây, cô Thanh chỉ cầu mong một phép màu. Nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng, tính mạng các con cô sẽ đối diện với nguy hiểm.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cô Nguyễn Thị Thanh, xóm Chùa, thôn Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. SĐT 0334913746 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.281(gia đình cô Thanh) Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội |
Một mình ôm con tới bệnh viện điều trị, trong người không có nổi vài trăm ngàn đồng, anh Hạnh rơi vào bế tắc khi hay tin trận lụt đã cuốn sạch tài sản, cũng là hy vọng chữa bệnh của cha con anh.
" alt=""/>Hai anh em ruột mắc bệnh hiểm nghèo, tính mạng bị đe dọaLý do ông chủ đội bóng phố Núi đưa ra để từ chối cuộc họp trực tuyến trên: “Thật phi lý khi Chính phủ, nhân dân, các ban ngành đang tập trung chống dịch thì Covid-19 các anh ấy lại họp bàn chuyện bóng đá.
Chúng ta chưa biết dịch sẽ biến động thế nào, kéo dài trong bao lâu. Trong khi đó, các anh cứ họp rồi hoãn, rồi lại họp, kế đó lại hoãn. Theo tôi, chúng ta phải căn cứ vào thực tế, khi nào hết dịch sẽ bàn tính".
![]() |
bầu Đức tỏ ra không hài lòng khi VPF tổ chức họp trong mùa dịch cúm Covid-19 |
Bầu Đức cũng cho hay nếu VPF đưa ra những giải pháp tốt, hiệu quả chắc chắn sẽ ủng hộ cả hai tay, nhưng thời điểm hiện tại thì không bởi quan điểm “không nói chuyện bóng đá ở mùa dịch”.
2. Thông báo của VPF hay Chủ tịch HĐQT VPF Trần Anh Tú, thực chất cuộc họp trực tuyến với các CLB không phải để chốt phương án thi đấu, hoặc triển khai ngay thời điểm dịch cúm Covid-19 còn phức tạp mà chủ yếu lấy ý kiến.
Việc VPF tổ chức họp bàn với 14 CLB tại V-League sớm đưa ra được giải pháp tổ chức chặng đường còn lại của mùa giải, giữ thế chủ động hơn khi tình hình dịch cúm Covid-19 được khống chế.
![]() |
và VPF vẫn tổ chức họp mà không cần đến HAGL |
Tuy nhiên, cuộc họp của VPF với 13 đội bóng (vắng HAGL) chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung về các phương án tổ chức phần còn lại của mùa giải 2020.
3. Về lý, những phát biểu của bầu Đức không sai khi ai cũng hiểu vào thời điểm VPF tổ chức cuộc họp bàn tương lai V-League 2020, dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp khiến mọi sinh hoạt trong đời sống bị đảo lộn.
![]() |
Sự thiếu hợp tác, và cả cách ứng xử tình huống giữa đôi bên khiến tuyển Việt Nam đối mặt với nguy cơ rủi ro rất cao |
Nhưng về tình, rõ ràng bầu Đức chưa chuẩn, bởi dù nói đúng đi chăng nữa thì HAGL vẫn là một phần của bóng đá Việt Nam như chính ông bầu này thừa nhận. Vì vậy việc HAGL từ chối một cuộc họp cần ý kiến xây dựng từ các thành viên thì cách "tẩy chay" như vậy rõ ràng hơi thái quá.
Bầu Đức hay đại diện của HAGL hoàn toàn có thể phát biểu phản đối trực tiếp trong cuộc họp với VPF, thay vì “lẫy” và từ chối thẳng toẹt bằng những tuyên bố giãy nảy trên báo chí. Điều này dễ khiến nhiều người ngờ ngợ rằng ông chủ đội bóng phố Núi và lãnh đạo VPF vẫn còn nhiều cấn cá, sau những va chạm cách đây ít năm.
Cũng như thế, VPF không sai khi đề nghị các đội bóng tham dự V-League 2020 ngồi lại để bàn thảo, đưa ra các phương án thi đấu mới, nhưng cái cách nói và thể hiện lại khiến nhiều người hiểu lầm.
Bởi ít ngày trước VPF chủ động đưa ra một phương án thi đấu mới (đưa 7 đội bóng phía Nam ra miền Bắc đá tập trung) rồi mới đề xuất lấy ý kiến đại diện các CLB, làm cá nhân bầu Đức… không thông và xảy ra những bùng nhùng không đáng.
Nhưng bây giờ, bầu Đức lẫn VPF hay VPF có lẽ cần gạt đi cái tôi của mình để cùng các CLB ngồi lại vì cái chung cho giải đấu, cho bóng đá Việt Nam. Bởi cần pbiết rằng nếu V-League không có sự chuẩn bị kỹ với nhiều phương án thì thiệt hại nhất chắc chắn là bóng đá hay tuyển Việt Nam.
Vậy nên, nhường và nhịn một chút chứ “kênh” nhau để đôi bên cùng thiệt!
Video Viettel 3-3 HAGL:
Xuân Mơ
" alt=""/>Bầu Đức 'kênh' VPF: Người hào sảng, ai làm thế